Sự khác nhau về gốm và sứ và những ứng dụng tuyệt vời của công nghệ nung, phủ men NaNo chống bám sứ trong sản xuất bồn cầu, chậu rửa mặt…
Gốm và sứ đều là các vật liệu được chế tạo từ đất sét và các khoáng chất, nhưng chúng có những đặc điểm và quá trình sản xuất khác nhau dẫn đến sự khác biệt về tính chất và ứng dụng.
Thiết bị vệ sinh Hiền Lâm là đơn vị cung cấp phân phối đa dạng các giải pháp thiết bị nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp sẽ chia sẻ cùng các bạn về GỐM và SỨ. Cùng với sự ứng dụng tuyệt vời của chúng trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là trong công nghệ nung hóa sứ Bồn cầu, chậu Lavabo dùng trong nhà tắm, nhà vệ sinh.
1. Nguyên Liệu Sử Dụng
Bạn đọc thường nghe nói về từ chung chung như “gốm sứ”, thế nào là gốm, thế nào là sứ, cách phân biệt chúng như thế nào?
Chúng ta sẽ tìm hiểu để biết cách lựa chọn và phân biệt đồ gốm sứ nhé.
-
Gốm (Ceramics):
- Thành phần chính là đất sét, thạch anh, và trường thạch.
- Đất sét sử dụng cho gốm thường có độ tinh khiết thấp hơn và chứa nhiều tạp chất hơn.
- Gốm là một loại đồ dùng vật dụng, trong công trình xây dựng, đồ mỹ nghệ và ngay cả thùng chứa thời xưa, đồ gia dụng, lọ hoa…
- Hơn 25.000 năm kể từ sau khi con người phát minh ra lửa và rời cảnh ăn lông ở lỗ, cất nhà ở để sinh sống. Người ta đề cập đến 2 cách thức làm gốm là gốm cổ điển và gốm không nung. Có làng gốm Bát Tràng nổi tiếng.
-
Sứ (Porcelain):
- Sứ là dạng vật liệu gốm tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu. Thông thường bao gồm đất sét ở dạng cao lanh, nung trong lò với nhiệt độ khoảng 1.200 °C – 1.400°C.
- Thành phần chính là đất sét cao lanh (kaolin), thạch anh và trường thạch.
- Đất sét cao lanh có độ tinh khiết cao, ít tạp chất hơn so với đất sét thông thường.
- Sứ có độ dẻo dai và độ sáng phát sinh chủ yếu từ sự hình thành của thủy tinh và mullite khoáng sản trong các phần bị nung ở nhiệt độ cao.
2. Quá Trình Sản Xuất Gốm Và Sứ
- Gốm:
- Nhiệt độ nung thường từ 1000°C đến 1150°C.
- Có nhiệt độ nung thấp hơn, dao động 700 – 800 độ C nữa.
- Gốm có nhiệt độ nung thấp hơn sứ.
- Quá trình nung gốm không đòi hỏi nhiệt độ cao và không yêu cầu khắt khe về môi trường nung.
- Gốm là đồ thô mộc đã nung qua lửa nhưng không có men, chất liệu thường là thô.
- Sứ:
- Sứ chỉ nung ở nhiệt độ cao nhất là 1300 độ C và 1280 độ C. Khi nhiệt độ cao hơn làm cho sản phẩm sẽ bị méo, sùi, nứt, vỡ…
- Gốm có tráng men thì phải gọi là đồ sứ.
- Yêu cầu quá trình nung ở nhiệt độ rất cao và môi trường kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng sứ.
3. Đặc Tính Vật Lý Của Gốm Và Sứ
- Gốm:
- Mềm hơn sứ, dễ vỡ và hấp thụ nước cao hơn.
- Bề mặt gốm thường có độ nhám cao và ít bóng.
- Gốm có khả năng chịu nhiệt và chịu lực thấp hơn so với sứ.
- Màu sắc gốm thường đa dạng, từ màu đất tự nhiên đến các màu sắc sặc sỡ do men gốm.
- Hoa văn thường được trang trí bằng tay, mang tính nghệ thuật cao và giá trị phong phú.
- Sứ:
- Cứng hơn, bền hơn và ít thấm nước hơn gốm nên được ứng dụng nhiều trong đời sống.
- Sứ có bề mặt mịn màng, bóng loáng và không có lỗ nhỏ li ti.
- Sứ có khả năng chịu nhiệt và chịu lực cao hơn, thích hợp cho các sản phẩm yêu cầu độ bền cao.
- Có màu trắng tinh khiết là màu chủ đạo do tính chất của cao lanh.
- Hoa văn của sứ thường tinh xảo, sắc nét và bền màu hơn do quá trình nung ở nhiệt độ cao hơn.
4. Lưu ý
Gốm là những sản phẩm làm từ đất sét cùng những hỗn hợp của nó với các phụ gia vô cơ, hữu cơ tùy mặt hàng và công năng, tính chất, được nung qua lửa. Theo nghĩa rộng, gốm là những sản phẩm được sản xuất bằng cách nung nguyên liệu dạng bột bao gồm các khoáng thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp kể cả kim loại.
Và tuỳ theo nguyên liệu với kỹ thuật chế biến nguyên liệu, cách nung (nhiệt độ) khác nhau tạo ra các loại gốm khác nhau.
Phổ biến là các loại: gốm đất nung, gốm sành nâu, gốm sành xốp, gốm sành trắng, đồ bán sứ, đồ sứ…
Như thế, gốm là một tên gọi chung, và sứ là một trong những sản phẩm của gốm.
Gốm và sứ đều có thể tráng men, hoặc không tráng men (có loại sứ kỹ thuật không cần tráng men).
5.Ứng dụng của gốm và sứ đến đời sống
Ưu điểm tuyệt vời của đồ gốm sứ
Do được nung ở nhiệt độ cao và được tráng men nên về độ an toàn, thân thiện với môi trường. Không độc hại thì ta nên sử dụng đồ sứ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người thân trong gia đình.
- Gốm:
- Đồ gốm thường được sử dụng làm các sản phẩm trang trí, đồ dùng gia đình như chậu cây, bát đĩa gốm, đồ gốm nghệ thuật hay những bức tranh gốm đẹp, gạch….
- Ứng dụng trong kiến trúc như gạch gốm, ngói gốm…
- Sứ:
- Đồ sứ thường được sử dụng làm đồ dùng nhà bếp trong gia đình như bát đĩa, ly tách, bộ trà, và đồ trang trí nội thất. Đặc biệt trong công nghệ bồn cầu, bồn tắm, chậu rửa mặt.
- Ứng dụng trong các ngành công nghiệp cần vật liệu chịu nhiệt và chịu lực cao như sứ cách điện, sứ y tế…
Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống!
Các đồ thiết bị vệ sinh làm từ sứ có quy trình sản xuất công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tận tâm của người sản xuất.
Như vậy mới có thể mang đến sản phẩm chất lượng tốt nhất cho quý khách hàng. Thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.
Công nghệ Aqua hàng đầu, bề mặt phủ men Nano chống bám bẩn giữ cho bồn cầu luôn sáng sạch, bóng, bền.
Ngoài ra men Nano còn rất an toàn cho sức khỏe của người sử dụng bởi khả năng diệt vi khuẩn, chống bám bẩn, kháng khuẩn.
>> mời bạn tham khảo bồn cầu vệ sinh men bóng
>>> mời bạn tham khảo chậu rửa mặt Lavabo cao cấp
Showroom Hiền Lâm
Chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn đọc về khái niệm cơ bản của gốm sứ. Sự khác nhau và ứng dụng trong đời sống rồi. Và tính chất tốt đẹp của đồ sứ mang lại rồi. Mặc dù gốm và sứ đều là sản phẩm từ đất sét. Nhưng chúng có những khác biệt rõ rệt về nguyên liệu. Qua quá trình sản xuất, đặc tính vật lý, ứng dụng và cả phương pháp trang trí. Gốm có tính chất mềm mại và đa dạng về màu sắc, thích hợp cho các sản phẩm trang trí và gia dụng hàng ngày. Trong khi đó, sứ thì có độ bền cao, tính thẩm mỹ tinh tế và thường được sử dụng trong các sản phẩm cao cấp và công nghiệp.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa gốm và sứ.
Mong bạn qua bài viết các bạn sẽ cảm thấy hữu ích nhé. Xin cảm ơn!