Cách nấu cơm ngon mềm dẻo bằng nồi cơm điện dinh dưỡng cho cả gia đình. Làm thế nào để mua được nồi cơm điện tốt, bền, uy tín giá hợp lý?
Việc nấu cơm, ăn cơm là truyền thống lâu đời, là thói quen hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên nấu cơm như thế nào để hạt cơm ngon, mềm dẻo, ngọt, tơi thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cơm ngon mềm dẻo bằng nồi cơm điện. Dùng cho cả nồi cơ và nồi điện tử. Cho những ai chưa từng nấu cơm bao giờ cũng có thể dễ dàng làm theo và có kết quả bạn nhé.
1.Khâu chuẩn bị để nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện
Thông thường việc nấu cơm luôn diễn ra hàng ngày của người dân Việt Nam. Và nguyên liệu để nấu cơm bằng nồi cơm điện bao gồm: Gạo, nước và nồi cơm điện.
Gạo
Cách để nấu cơm được thơm ngon dẻo thì việc chọn mua gạo rất quan trọng. Gạo ngon chuẩn là gạo mới, gạo theo mùa. Gạo đã để lâu sẽ không còn chất dinh dưỡng, mất đi vị ngọt tự nhiên, không còn mùi thơm, dẻo ngọt nữa. Thậm chí gạo để lâu còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chọn gạo theo khẩu vị của mỗi người. Có người thích ăn gạo dẻo, có người thích ăn tơi, có người thích ăn gạo hơi khô 1 chút để chan canh. Chọn gạo có hạt tròn đều, mẩy và bóng ít hạt bị gãy, vỡ vụn. Hạt gạo có màu trắng đục, trong, không có có màu vàng, đen của gạo bị hỏng, để lâu. Gạo được tẩy trắng hoặc xát quá kĩ khiến lớp cám gạo dinh dưỡng bên ngoài bị bay mất đi làm giảm chất lượng.
Gạo phải có mùi thơm nhẹ nhàng, ngửi thấy được hương thoang thoảng, không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ. Khi bỏ gạo vào miệng nhai thử có vị ngọt nhẹ. Cảm nhận được độ bột bột, thơm thơm thì là gạo ngon.
Nếu bạn mua gạo ở siêu thị hãy đọc kỹ hướng dẫn trong bao bì.
Thông thường bạn cần phải vo sạch gạo với nước, loại bỏ các tạp chất để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Nước vo gạo có thể dung để tưới cây các bạn. Việc loại bỏ tạp chất nếu có giúp cơm nấu trông ngon hơn, hấp dẫn hơn. Và khi ăn không bị khó chịu khi nhai phải sạn.
Nước
Nước để nấu cơm rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như hương vị của cơm. Hiện nay, có nhiều loại nước khác nhau mà các gia đình Việt Nam hay dùng phổ biến như:
- Nước máy là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu ở các thành phố, khu đô thị. Đây là nguồn nước đã qua xử lý tại các nhà máy công nghiệp, đã được xử lý bùn đất, cặn bẩn, vi khuẩn, kim loại. Sau đó nguồn nước này được cung cấp đến cho từng hộ gia đình qua đường ống nước.
- Nước giếng khoan là nguồn nước sinh hoạt được nhiều gia đình lựa chọn bởi ít tốn kém. Được dùng chủ yếu ở các vùng nông thôn, kể cả thành phố nơi mà nước máy chưa có. Tuy nhiên, đây là loại nước tồn tại nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu không được xử lý lọc tốt.
- Nước mưa là loại nước truyền thống mà các gia đình dự trữ để làm nước ăn uống. Đến từ quan niệm nước mưa là nước không nguồn, từ trên trời rơi xuống nên sạch. Tuy nhiên thực tế hiện nay nước mưa lại không thực sự an toàn. Với tình trạng ô nhiễm không khí, bụi mịn kéo theo nước mưa gây không an toàn. Việc hứng nước mưa và chứa đựng cũng là 1 vấn đề cần quan tâm.
- Nước lọc từ máy lọc nước là nước đã được hệ thống lõi lọc của máy xử lý và loại bỏ các vấn đề trong nước. Hiện nay có rất nhiều máy lọc nước gia đình của nhiều hãng và máy lọc nước gia đình loại lớn như Kagaroo, konokono…
Nồi cơm điện
Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng sử dụng điện gia nhiệt để tự động nấu cơm bằng cách hấp hơi gạo. Có rất nhiều loại nồi cơm điện hiện nay từ hiện đại đến rất hiện đại như cook, kalpen, philips, Sunhouse….Ngoài ra có cốc đong gạo và rổ để vo gạo, đãi gạo nữa.
2.Các bước để nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện
Đong gạo chính xác
Trong nồi cơm điện hầu hết đều có cốc đong gạo đi kèm. Để bạn có thể đong chính xác hoặc bạn có thể đong bằng bát, lon theo thói quen gia đình.
Trung bình với mỗi cốc có dung tích 150g gạo tương đương với 2 bát cơm nhé.
Mỗi cốc đong gạo thường tương đương với khoảng 180ml nước.
Vo gạo/ rửa gạo sạch với nước
Đầu tiên bạn cần lưu ý với một số loại gạo được nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong gạo có một số dưỡng chất quan trọng như Vitamin, sắt… Việc vo gạo sẽ làm mất đi các dưỡng chất.
Nếu như không có ghi chú nào, bạn có thể vo gạo sạch với nước để loại bỏ thuốc trừ sâu, bụi trấu. Chú ý đừng vo quá kĩ, ngâm lâu để tránh làm nát gạo và mất đi chất dinh dưỡng ở lớp cám gạo. Cần phải vo sạch gạo với nước, loại bỏ các bụi trấu, để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh.
Cho gạo vào rổ và rửa dưới dòng nước của vòi rửa chén bát. Hoặc có thể cho cả rổ và chậu rửa để vo.
Mách bạn: Chúng ta chỉ nên vo gạo 1 lần, nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất trôi ra là được.
Ngâm gạo( tuỳ loại gạo) trong 20 – 30 phút để cơm chín đều hơn
Bạn có thể ngâm gạo trong 20 – 30 phút để gạo nở đều hơn trong quá trình nấu. Việc này sẽ làm cho cơm ngon hơn, chín đều, mềm và không bị nát. Việc này đặc biệt hữu ích khi nấu các loại gạo cứng hoặc gạo mới các bạn ạ.
Đong nước phù hợp với lượng gạo
Nguyên tắc nấu cơ bản trong việc đong nước để phù hợp với lượng gạo là:
Số bát gạo = số bát nước thêm ½ chén
Lượng nước nấu cơm sẽ tùy thuộc vào loại gạo và sở thích của bạn và gia đình. Ví dụ bạn nấu 1 bát gạo đong 1.5 bát nước, tương tự 2 bát gạo sẽ đong 2.5 bát nước. Hay bạn cũng có thể sử dụng thang đo mực nước trong lòng nồi (nếu có) hoặc đo bằng lóng tay theo kinh nghiệm của các cụ để lại.
Tùy loại gạo bạn nấu, và tùy bạn muốn ăn cơm nhão, khô hay vừa mà thêm nước sao cho phù hợp. Trong nồi cơm thường có nấc chia độ, cho thấy nên cho thêm bao nhiêu nước và gạo, bạn có thể áp dụng công thức sau:
- Gạo trắng, hạt dài: 1 cốc gạo cho 1.75 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 280ml nước
- Gạo trắng, hạt ngắn: 1 cốc gạo cho 1.25 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 200ml nước
- Gạo lứt, hạt dài: 1 cốc gạo cho 2.25 cốc nước tương đương 240gr gạo cho 360ml nước
- Gạo đồ (gạo từ thóc ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô): cứ 1 cốc gạo cho 2 cốc nước
Tỉ lệ nước và gạo là yếu tố quan trọng để có cơm ngon và tỉ lệ này có thể thay đổi tùy theo loại gạo.
Nếu bạn muốn cơm mềm dẻo hơn, hãy thêm một chút nước. Còn nếu bạn muốn cơm khô hơn, hãy giảm lượng nước lại.
Dùng tay hoặc muôi cơm khuấy nhẹ để gạo và nước phân bố đều.
Nấu cơm đúng quy trình
Sau khi đã vo gạo và cho thêm một tí gia vị ( theo khẩu vị có thể có hoặc không có bước cho gia vị này ), bạn lau bên ngoài nồi bằng miếng giẻ khô để đảm bảo bề mặt nồi khô ráo. Sau đó, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm điện. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc. Chọn chế độ nấu cơm (Cook).
Sau 1 thời gian khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm (Warm) chúng ta để cơm thêm khoảng 10-15 phút trước khi mở nắp nồi ra. Việc này giúp cơm chín đều và mềm dẻo hơn.
Mách bạn:
- Trước khi nấu bạn cần để ý rải đều gạo sao cho gạo nằm dưới mực nước. Bạn có thể dùng đũa cả hay muôi nhựa để gạt những hạt gạo còn dính xung quanh thành nồi xuống nước. Không để gạo bám ở thành nồi, có thể gây cháy hạt gạo khi nấu.
- Bạn cũng có thể nấu cơm bằng nước nóng để giúp rút ngắn thời gian và cơm sẽ nở mềm ngon hơn.
- Khi gạo đã ngập trong nước, bạn không cần khuấy. Làm vậy có thể giải phóng tinh bột dư thừa và khiến cơm nhão nhoét hay vón cục.
Ủ cơm trong vòng từ 5 đến 10 phút
Sau khi nấu xong cơm bạn chuyển nồi cơm điện sang chế độ giữ ấm. Lúc này bạn có thể rút điện ra. Và tuyệt đối không mở nắp trong vòng từ 5 đến 10 phút để giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.
Sau đó, mở nắp nồi và dùng muôi xới cơm nhẹ nhàng từ dưới lên. Điều này để cơm tơi và thoáng khí. Rồi xúc ra bát để thưởng thức một bữa ăn ngon lành.
Cơm thành phẩm sau khi xới sẽ mềm dẻo, tơi hạt… Toả ra mùi thơm ngon và sẵn sàng để thưởng thức cùng các món ăn khác.
Chúc các bạn ngon miệng!
Mách bạn: Xới đều cơm bằng đũa hoặc muôi xới cơm. Hạn chế dùng muỗng, muôi vá kim loại xới cơm vì có thể gây bong tróc lớp chống dính. Làm giảm chất lượng nấu cơm về sau.
3.Mẹo để nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện
- Muốn cơm thơm ngon hơn bạn có thể thêm một chút muối hoặc dầu ăn, giấm trắng vào nước trước khi nấu. Nó giúp cho cơm của bạn không bị ám màu, có vàng óng, hạn chế việc cơm bị dính và cơm thơm và có gia vị hơn.
- Thêm một vài lá dứa vào nồi cơm trước khi nấu để cơm có hương thơm vô cùng dễ chịu.
- Lau bên ngoài lòng nồi bằng miếng giẻ khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo và đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm điện.
Muối ăn có tác dụng diệt và kháng khuẩn. Giấm trắng có tính axit, kết hợp với tính kiềm trong gạo có thể làm mềm độ cứng bên trong gạo. Khi cho vào sẽ giúp cơm dẻo, đậm đà và thơm hơn. Ngoài ra, giấm còn giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính và mùi của giấm sẽ bay khi cơm sôi.
Nhỏ một vài giọt dầu ăn vào gạo trước khi nấu sẽ giúp cơm đẹp, có vàng óng. Hạn chế cơm dính, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có gia vị ngon hơn rất nhiều.
Thời tiết vào hè oi bức cơm rất dễ bị ôi thiu. Vì vậy giấm là cách tốt nhất vừa giữ hạt gạo trắng vừa giữ cơm lâu thiu. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ nhỏ giấm vào nồi cơm điện là khoảng 2ml cho 1,5 kg gạo.
Mách bạn: Cách hấp lại cơm nguội: Cơm nguội để qua ngày trong tủ lạnh đôi khi cũng lưu giữ mùi ẩm mốc. Muốn giảm bớt khi bỏ cơm nguội vào nồi cơm điện chúng ta nên cho một ít muối ăn vào nồi.
4.Các mẫu nồi cơm điện đang được tin dùng
Sử dụng nồi cơm điện là một cách đơn giản, hiệu quả và nhanh nhất để nấu cơm. Nồi cơm điện thông thường đều có chức năng giữ ấm sau khi nấu. Giúp bạn luôn có bữa cơm nóng hổi và thơm ngon.
Mời bạn tham khảo thêm một số nồi cơm điện nổi bật tại Showroom Hiền Lâm để thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhé! Chúc các bạn 1 ngày vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc!